Người dân vùng Phước Tân vẫn còn giữ lòng tín ngưỡng và truyền nhau về sự tích câu chuyện này. Câu chuyện về con sông Buông, làm bối cảnh cho chiếc nồi thiên nhiên này.
Sách “ Đại Nam Nhất Thống Chí” do quốc sử quán Huế năm 1865 ( đời vua Tự Đức) chép như sau:
“ Sông Bối Diệp: Ở Tây Bắc huyện Long Thành 13 dặm, hạ lưu của sông Phước Long, tục danh “ Lạch Lá Buông”. Hai bên bờ sông, có nhiều dân cư lấy lá Buông đan buồn và bẹn ra từng miếng, cắt lấy từng tàu, đem bán làm sinh nghiệp, nên gọi là “ Sông Lá Buông”. Sông này nhỏ và dài, ngược dòng lên: phía tây bắc, 10 dặm đến thượng khẩn sông Nguyệt Giang 10 dặm rưỡi nữa, đến thượng khẩu Đồng Chân, 23 dặm nữa đến cầu ngang quan lộ: 10 dặm nữa đến phần “ Thủ Bối Diệp” và 27 dặm nữa đến Tam Kỳ, nơi đây chia ra Đông, Tây: nhánh phía đông chảy quanh phía Bắc 15 dặm, đến Thâm Tuyền: cùng nguyên của nó ở vào sơn cước Làng giao: nhánh phía Tây chuyền qua phía Bắc 21 dặm đến Trung Than, “ Tục danh thác Hàng Giắt”. Có đá ngăn cản ghe thuyền chỉ đi gần đấy mà thôi. Trên đây có phố buôn bán của thuốc Man: còn nguyên của nó còn ở trong núi sâu Cao Man róc rách chảy ra”.
Đó là do sự ghi chú của người xưa.
Nhưng trên thực tại ngày nay, sông Buông bắt nguồn nơi hướng bắc, từ suối Tre, gần ra Bàu Cá ( ranh tỉnh Long Khánh) ở hướng Đông: nơi suối Râm cạnh đồn điền và sân bay “ ông Quế” (Long Khánh) từ đó, chảy lần ra suối Cam sông Nhạn xã An Viên ( ranh tỉnh Long Khánh) quốc lộ 15 ( cầu Phước Tân) ấp Phước Cang Giồng ông Xu, hiệp lưu với rạch Bến gỗ, từ hướng Bắc, chảy xuống ấp Phước Châu ( làm ranh giới thiên nhiên cho vùng Trãng Bom – Long Thành), ra ngã ba Láng Lùn, rồi đổ vào sông Đồng Nai, ngang ấp Phước Thời cù lao Long Phước thôn ( Gia Định).
Chính ở con sông thần bí này, từ xưa, đã phát xuất bao nhiêu truyền kỳ mà người trong vùng đều lưu ý kiêng sợ.
Truyền tích mà người Biên Hùng đều biết, là “ chiếc nồi đồng quây” nhưng không có chi tiết để xác nhận.
Những Câu chuyện về cái nồi đồng trên sông Buông.
1. Sự việc đã xảy ra từ xa xưa, hồi thời các Chúa Nguyễn. Địa điểm có chiếc nồi đồng ở gần trên ngọn sông, xưa mang tên là Bến Tượng ( chỗ voi tắm). Hai bên bờ tre gai mộc thành nhiều bụi lớn, dày đặc. Chung quanh là gò nổng, lác đác từng khóm cây chồi, dưới thung lũng, giữa 2 trái đồi cao. Từ trên ngọn sông thâm u, nước vẫn chảy xuống triền niên, mạnh trong mùa mưa và lờ đờ ở mùa nắng. Giữa sóng, ẩn nhiều gộp đá, dưới mặt nước trong.
Riêng một chỗ nơi long lạch, có 1 khối đá tròn to, hình 1 chiếc nồi ba lớn, miệng đo tới 2 tấc bề ngang hai bên hông nổi 2 quai, và phía dưới hơi bầu, toàn thể giống y hệt như 1 chiếc nồi đồng. Khối đá tròn này rời, nhưng tự nhiên lại bị kẹt ở giữa ba mỏm đá, châu vào nhau trong thế tam giác. Nước chảy, do triều lực, khối đá có lúc lăn tròn, có khi tự xây tứ phía, nhưng vẫn ở kẹt dưới 3 mỏm đá, không sao xê dịch đi được.
Có lần đề thử, một nông dân thừa lúc trâu đến tắm, luồn dây quai cột cho trâu kéo, đứt dây mà không nhít được, vì nồi đá rắn chắc, bị kẹt ở giữa 3 tảng đá quá to.
Di chuyển nồi không được, mà ít hôm sau bỗng người bệnh, trâu chết, rồi do lời đồn đãi thêm thắt, cho là đã xúc phạm đến “ Đấng thiêng liêng” nên thôn dân kiêng sợ, không dám tái diễn trò chơi thử thách đó nữa.
Cũng nơi đoạn sông này, các loại cá ( cá vàng rất nhiều) gặp mùa, không biết từ đâu xuất hiện về thật nhiều, lội có hàng lối, loại nào lối đuôi theo loại ấy.
Người trong vùng bảo : Cá về chầu “ Thần Ngự Chúa”. Nếu muốn câu ăn, phải khấn vái, xin một vài con, thì sẽ câu được một vài con, tham nhiều hay không vái xin, thì cá, mặc dù lội lên dưới nước, sẽ không bao giờ cắn câu.
Ở đoạn ngoài, sông Buông cũng còn nhiều cá. Muốn đi bắt, dân trong thôn dùng ám hiệu riêng: đeo gùi trên vai, nhìn thấy là biết rồi mang gùi, giỏ đi theo, không bao giờ rủ rê, kêu gọi nhau. Nếu làm như vậy, thì chẳng những đến nơi sẽ không bát được cá, mà còn có thể gặp tai hoạ cho mình.
Qua nhiều thời gian: ngọn sông bồi cát lấp, lạch cạn, chiếc nồi đã bị chôn vùi mất hút dưới lớp đất bùn, mà ngày nay, người hiếu kỳ muốn tìm xem, cũng không còn biết dò dấu tích nơi đâu.
Đoạn sông cũ, người địa phương chỉ độ chừng là chỗ hiện có lau lách mọc đìa hiu, nay đặt tên là “ Bến Lách”
Do sự tích chiếc nồi đá này, mà đã xuất phát từ xưa tại địa phương, câu hát của nhóm trai làng theo ngõ lời vuốt ve các cô thôn nữ, sau cơn hờn dỗi:
Cục đá lăn nghiêng lăn ngửa
Khen ai khéo sửa
Cục đá lăn tròn
Giận, anh thì nói vậy.
Chớ dạ còn thương em
Chung quanh truyện tích trên đây, có biết bao nhiêu việc linh ứng nơi sông Bồi Diệp
2. Thuở xưa, có hai nông dân, một ông tên là Hứa và một ông tên là Bò, đến vùng Bến Tượng cất nhà chòi dưới chân một trái đồi để làm ruộng.
Một con rắn to bò qua ruộng làm ngã một lối lúa, ông tức giận, vát ngựa đuổi theo chặt trúng. Rắn rống lên như tiếng ngựa hí.
Ông Hứa qua đời, xác được chôn tại chỗ. Đời nay, địa phương đặt tên là “ núi Ông Hứa”.
Còn trái đồi kia, nay mang tên là “ núi Ông Điềm” ( có thể tại đó, như trường hợp ông Hứa).
3. Thời Pháp thuộc, có một ông thợ săn tên Chữ, đến tìm thịt trong vùng, tánh lỗ mãng, xấc láo, bất chấp điều kiêng cử, nể nang, buông nhiều câu chửi thề thô tục. Trong khi nhảy qua các gộp đá, ông trượt té sấp, cấn bể đì chết giặc, khiêng về nhà, hai hôm sau thì tắt thở.
Sau đây, là chuyện đoạn sông giữa, gần thôn ấp:
Nước trong và sạch, nhưng không người nào dám lội xuống tắm, vì sợ bệnh nên thường gánh lén về nhà để dùng
4. Đồn Phước Cang có một người lính thổ ( thời Pháp gọi là Việt Nam mới, chưa chỉnh danh là đồng bào thượng) xuống dưới cầu Phước Tân tắm với bạn. Qua ngày sau, anh Thổ bỗng thọ bệnh, sảng sốt như người loạn trí, la lối, chửi thề cả đồn. Có người mách, vợ anh bày lễ khấn nguyện tạ lỗi với Thần linh, thì ngày sau, anh hết bệnh.
5. Gốc sao to trước đứng sừng sững tại đầu cầu sắt với bao nhiêu dấu vết, là cửa tử của xe du lịch. Điển hình nhất, là trường hợp xe một Pháp kiểu và cô vợ Việt tử nạn tại đây, một cách khó hiểu: Xe qua cầu, vẫn chạy chậm, trời còn sáng mà phải đâm vào gốc cây để cả hai người cùng hộc máu rồi gục chết trên xe.
6. Theo quốc lộ 15, xuống gần tới Tân Mai II ( ranh giới xã Tam Phước ) bên tả, có ba gộp đồi tre gai, dưới chân trải một khoảng ruộng sâu hơn mặt đường, quanh năm có nước Người Phước Tân đặt vùng ruộng đó là “ Bàu Sấu”.
Một hiện tượng lạ: Mặt bầu cao hơn ruộng bên hữu thấp thông với vàm sông. Tuy ngăn cách bởi quốc lộ 15, nhưng nước nơi Bàu Sấu vẫn lên xuống theo thuỷ triều và cá cũng xuất hiện theo con nước. Khi cạn, không biết rút nơi đâu, để lúc nước lên, cá lại xuất hiện thật nhiều, mà không ai bắt được.
Cụm núi đất nhỏ ở bên hữu sát lề lộ, được mệnh danh là “ Đồi máu” vì khi mưa, nước từ trên chảy xuống, đỏ bầm như màu máu. Hiện nay, đồi đã được phát trống, trên đỉnh dựng một đồi canh.
Dãy gò nỗng lẩn bàu ruộng uống theo gần đất, trông giống hình con giao long nổi, nên người thạo khoa địa lý đặt gò đất phía trong “ Bàu Sấu” là “ Long Ần”. Một Hoa Kiều ở Chợ Lớn thu đến mua để khai huyệt mã và trả tiền rất hậu.
Vì là chỗ linh thiêng và người xa lạ đến ở thường hay bị bệnh nên ngày xưa, ít có gia đình dám đưa con gái gã về vùng “ Sông Buông” . Vì thế, trai làng chỉ tìm vợ quanh quẩn trông thôn xóm mà thôi.
Vùng Phước Tân, từ xưa, đã có tiếng là nơi phát xuất ra nhiều truyện tích thần thoại còn truyền tụng, vẫn giữ vẽ bình dị của nó. Khách thạo chuyện cổ tích Biên Hùng, mỗi khi đi ngang qua, không khỏi nghĩ ngợi băn khoăn về bao nhiêu thần bí, hình như còn tìm làng ẩn khuất trong khí thiêng sông núi.
Chính hồn thiêng đất nước đã giữ vững nếp sinh hoạt cố hữu trầm lặng của nông dân chuyên nghề ruộng rẫy, đốn củi, hầm thao, bẻ măn, chăm lá, bắt cá, mò cua, không bận rộn đưa chen, chạy theo bả “ văn minh vật chất”. Trên đồng ruộng, dưới bưng sâu, trẻ mục đồng du tử gõ nhịp sừng trâu, hát vang điệp khúc thanh bình.
Sông Buông & thác Giang Điền
Thác Giang Điền đã có từ rất lâu, cái tên Giang Điền gắn liền với tên của đơn vị hành chính địa phương là xã Giang Điền, huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai. Trước đây, Giang Điền là khu khai thác đá tự do của người dân địa phương, xung quanh dòng thác là những mảnh đất hoang hoá, lồi lõm, lau, sậy mọc um tùm, hoang sơ bao phủ cả một khu vực rộng lớn, quanh năm nắng bụi mưa lầy.
Dòng thác Giang Điền bắt nguồn từ Cẩm Mỹ, Long Thành. Từ những dòng suối nhỏ chảy quanh co nối vào thành sông Buông rồi tiếp tục đổ ra sông Đồng Nai. Giang Điền, nằm giữa vùng đất khô cằn đầy sỏi đá, phải làm gì đó cho Giang Điền? Với những ý tưởng đầy sự lãng mạn và sáng tạo, buổi sơ khai hai vợ chồng ông Lê Kỳ Phùng quyết định dùng số tiền đã tích góp từ nhiều năm để đầu tư xây dựng thác Giang Điền thành một Khu du lịch sinh thái, nơi con người hòa mình cùng thiên nhiên. . Ngày tháng dần trôi qua cùng với sự cố gắng của ban lãnh đạo công ty, cũng là lúc khu du lịch dần được hình thành biến vùng đất hoang vắng mưa lầy nắng bụi trở thành một khu du lịch nổi tiếng.
Ngày 29/01/2006 (nhằm ngày mùng một Tết Bính Tuất 2006) Khu du lịch sinh thái Thác Giang Điền chính thức mở cửa đón du khách. Từ đó đến nay, Khu du lịch sinh thái Thác Giang Điền đã được nhiều du khách trong và ngoài nước biết đến. Trong suốt quá trình hoạt động, Khu du lịch sinh thái Thác Giang Điền từng bước không ngừng hoàn thiện các loại hình dịch vụ phù hợp với không gian xanh, mang đậm nét sinh thái và không ngừng cải tiến chất lượng phục vụ
Sưu tầm internet